Breaking News
Loading...
Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Đây là khẳng định của Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh khi đề cập đến việc làm thế nào để có thể giải quyết cơ bản những bất cập dẫn đến tình trạng lộn xộn, manh mún trong hoạt động taxi hiện nay.
 
Với điều kiện kinh doanh như hiện nay, khó tránh khỏi tình trạng taxi hoạt động lộn xộn
Với điều kiện kinh doanh như hiện nay, khó tránh khỏi tình trạng taxi hoạt động lộn xộn
"Nhân công chất lượng thấp, làm sao có dịch vụ cao"?
 
Có ý kiến cho rằng, sở dĩ hoạt động taxi tại Hà Nội lộn xộn là do ta đang có quá nhiều doanh nghiệp taxi hoạt động manh mún, quản lý yếu kém. Ông nghĩ thế nào về điều này?

Hiện thành phố có 117 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Bên cạnh một số hãng lớn có vài trăm đầu xe, thậm chí hàng nghìn đầu xe thì cũng có những doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, hoạt động manh mún. Vài ba chục xe cũng là một công ty. Công ty nhỏ, đầu tư ít thì công tác quản lý và điều hành chắc chắn là không bằng công ty lớn. Công ty nhỏ thì làm sao có bộ phận đảm bảo an toàn giao thông, làm sao dám bỏ tiền lắp hộp đen, có máy chủ tích hợp số liệu theo quy định để quản lý hoạt động taxi tốt hơn được. 

Tình trạng tranh giành giữa các hãng và giữa lái xe chính là do sự manh mún trong hoạt động taxi. Manh mún từ việc thành lập công ty và trong quản lý. Tôi cho rằng, điều kiện kinh doanh vận tải nói chung và kinh doanh taxi nói riêng quá dễ dãi, 2, 3 xe cũng có thể thành một hãng. Số lượng nhỏ thì đương nhiên bộ máy kèm theo cũng phải nhỏ. Không thể đầy đủ các bộ máy như các doanh nghiệp lớn được. Thậm chí có công ty, lái xe chỉ đóng góp cổ phần, chỉ mượn tên hãng thôi, hàng tháng đóng tiền quản lý phí, tiền bộ đàm, tiền thuế… Sau đó, hoạt động như thế nào thì hầu như doanh nghiệp không nắm được, không quản lý được. 
 
Vậy theo ông, muốn quản được taxi, phải làm gì?

Phải có hành lang pháp lý. Đối với tất cả doanh nghiệp vận tải thì công tác hậu kiểm cực kỳ quan trọng. Các cơ quan quản lý nhà nước phải hậu kiểm thường xuyên và quyết liệt. Nhưng muốn làm tốt công việc này thì các quy định của nhà nước đối với điều kiện kinh doanh phải hết sức chặt chẽ.
 
Theo ông thì số 17 nghìn taxi đang hoạt động trên địa bàn Thành phố là thiếu, đủ hay thừa?

Tôi cho rằng hơn 17 nghìn taxi với thực trạng hạ tầng của Hà Nội là quá tải nhưng với nhu cầu đi lại của người dân thì là tương đối đủ. Quan trọng chất lượng dịch vụ như thế nào thôi.
 
Ông vừa nói đến chất lượng dịch vụ. Bản thân ông đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ taxi tại Hà Nội?

Tôi có thể khẳng định, chất lượng dịch vụ taxi Hà Nội chưa cao, nếu không muốn nói là quá thấp. Nguyên nhân là do sự quản lý lỏng lẻo, dẫn đến con người tuyển dụng không chặt chẽ. Lao động chất lượng thấp thì không thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao được. Đó là chưa nói đến chất lượng phương tiện.
 
Thẻ hành nghề taxi, tại sao không?
 
Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh
Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh

Vậy theo ông, chất lượng lái xe taxi phải như thế nào mới đạt chuẩn? Ông nghĩ gì về việc nên hay không nên có quy định về thẻ hành nghề taxi?

Tôi đã thử dịch vụ taxi ở khá nhiều nước và nhận thấy hầu như chẳng mấy khi gặp lái xe taxi dưới 30 tuổi cả. Những lái xe trên 30 tuổi là những người có tay lái tốt, có kinh nghiệm và đặc biệt là người ta hiểu biết nhiều về lịch sử của đất nước, của vùng mình phục vụ để thuyết minh cho du khách hay những người ở nơi khác đến. 

Trong khi đó ở Việt Nam điều kiện lại quá đơn giản. Có khi vừa học ở trường ra đã ôm vô lăng ngay. Lái xe còn chưa thuộc đường. Sự hình thành nhân cách con người còn chưa ổn định đầy đủ, toàn diện. Ứng xử kém.

Một điều đáng nói nữa là theo thống kê của chúng tôi, có tới trên 80%, thậm chí tới 85% lái xe taxi ở Hà Nội hiện là người ngoại tỉnh. Người các tỉnh về thường không thuộc đường, không hiểu cách ứng xử, sinh hoạt của người Hà Nội. Rất nhiều người ngoại tỉnh về Hà Nội làm việc rất tốt nhưng đều là những người lớn tuổi. 

Về thẻ hành nghề taxi, tôi đã đi rất nhiều nước cả châu Âu, châu Mỹ, không một nước nào lại không có thẻ hành nghề taxi. Tuy nhiên, phát hành thẻ hành nghề ra làm sao, tiêu chí thế nào thì phải tính toán, học hỏi thêm. Thẻ hành nghề cực kỳ quan trọng. 

Theo ông, có nên quy định các hãng taxi phải lắp thiết bị giám sát hành trình để có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động của lái xe?

Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Bắt buộc các xe taxi phải có thiết bị giám sát hành trình hay còn gọi là hộp đen sẽ giúp các đơn vị quản lý và doanh nghiệp tiện kiểm tra. Chi phí ban đầu có thể tốn kém nhưng lại giúp ích rất nhiều. Vừa rồi có hành khách đi taxi cổ phần, để quên hành lý trên xe. Hành khách chỉ nhớ được vào giờ đấy, tại khu vực đấy họ đón một xe của taxi cổ phần. Do đã lắp hộp đen, nên công ty xác định ngay được xe và tìm lại hành lý cho hành khách. Tôi cho rằng, cùng với việc yêu cầu taxi phải có đồng hồ tính tiền và đồng hồ tính tiền phải gắn với máy in hóa đơn, việc buộc các hãng taxi phải lắp thiết bị giám sát hành trình cần phải đưa vào điều kiện kinh doanh phải là quy định cụ thể được cấp có thẩm quyền là Chính phủ quy định.
 
Cảm ơn ông!

Thanh Bình (Thực hiện)
 
Tăng thanh, kiểm tra, mọi việc sẽ tốt

Trao đổi với Báo Giao thông TS. Khuất Việt Hùng - Q.Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho rằng: Trước hết, với các cơ quan quản lý nhà nước, cần thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của các doanh nghiệp kinh doanh taxi, giờ giấc làm việc của lái xe; đồng phục, trang phục, logo, niêm phong, kẹp chì của đồng hồ tính tiền... Chỉ cần kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt những điều này thì hoạt động taxi sẽ tốt hơn rất nhiều.

Hiện Hà Nội đã phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng taxi đến năm 2020, trong đó đưa ra nhiều giải pháp khá toàn diện. Vấn đề là Hà Nội có làm hay không, có muốn làm hay không và với lực lượng hiện nay, trong điều kiện hiện nay, Hà Nội có thể làm được không? 

Theo tôi, sở dĩ Hà Nội chưa “sờ” đến taxi là vì họ đang có quá nhiều việc phải làm, có nhiều điều để quan tâm, trong khi lực lượng chức năng lại quá mỏng. Cụ thể, số lượng taxi tại Hà Nội là hơn 17.000 chiếc, trong khi ở các tỉnh khác thì con số này chỉ 1.000 - 2.000 xe. Đáng nói hơn, số lượng CSGT, TTGT của Hà Nội lại không nhiều tương ứng. Khối lượng công việc khổng lồ trong khi lực lượng, phương tiện lại thiếu nên có thể nói, Hà Nội đang quá tải. Khi có quá nhiều việc phải làm thì người ta sẽ chọn cái gì cần ưu tiên trước. Hoặc thậm chí có thể là tùy theo dư luận. Dư luận “rộ” lên cái gì thì làm cái đấy.
xem thêm : thiet bi dinh vi oto, thiet bi dinh vi xe may giám sát hành trình xe

2 nhận xét: